– Thông tin lịch học/điểm danh.

– Thông tin liên quan đến quá trình học tập.

– Thông báo của Nhà trường.

Cổng học thuật FPT Academic Portal đáp ứng nhu cầu thực tế về quản lý đào tạo. Được thiết kế để CBGV và sinh viên có thể truy vấn thông tin học tập và đào tạo của mình.

  • Đăng nhập

+ Bước 1: Truy cập trang http://fap.fpt.edu.vn/, trên màn hình sẽ xuất hiện giao diện như sau:

+ Bước 2: Chọn cơ sở FU – Cần Thơ

+ Bước 3: Đăng nhập bằng mail sinh viên do Trường cấp

  • Các chức năng của hệ thống FAP

Giao diện hệ thống được chia thành 3 phần chính:

+ News: Thông báo từ các phòng ban của Trường.

+ Important Notice: Thời gian nộp các loại đơn từ/thủ tục.

+ Academic Information: Thông tin liên quan đến quá trình học tập.

  • News (Thông báo)

Sinh viên cần theo dõi thông báo thường xuyên để nắm được thông tin điểm; thông tin lịch thi, lịch học điều chỉnh (nếu có); thời gian mượn trả sách; các chương trình, cuộc thi, talkshow để đăng ký tham dự, …

Để có thể xem được những thông báo trước đó, sinh viên chọn “More”, tất cả các thông báo sẽ được hiển thị và được liệt kê theo ngày đăng thông báo.

  • Important Notice (Thời gian nộp các loại đơn từ/thủ tục)

Ngoài loại đơn thôi học, sinh viên cần gửi đơn bản cứng tại Trường thì tất cả các loại đơn từ/thủ tục của sinh viên: chuyển ngành, chuyển cơ sở, nhập học trở lại, bảo lưu, chuyển Võ sang Cờ, đăng ký thi cải thiện điểm, phúc tra điểm, … đều cần nộp đơn online trên hệ thống FAP. Vì thế, sinh viên cần nắm được thời gian nhận các loại đơn từ để nộp đơn đúng thời gian quy định.

+ Kỳ Spring (SP): Tháng 01 – Tháng 04.

+ Kỳ Summer (SU): Tháng 05 – Tháng 08.

+ Kỳ Fall (FA): Tháng 09 – Tháng 12.

Ví dụ: Kỳ FA20 bắt đầu vào 09/2020, đơn chuyển ngành cần nộp chậm nhất 3 tuần trước khi kỳ mới bắt đầu => Thời gian nhận đơn chuyển ngành vào 08/2020.

Chi tiết kế hoạch học tập học kỳ, sinh viên theo dõi thông báo từ Phòng Đào Tạo vào mỗi đầu kỳ hoặc đăng nhập mail @fpt.edu.vn và truy cập link: Kế Hoạch Đào Tạo Các Kỳ

Khi chưa đến thời gian nhận đơn hoặc đã hết thời gian nhận đơn theo quy định, hệ thống sẽ hiển thị thông báo quá hạn nộp đơn như ảnh sau:

  • Academic Information (Thông tin liên quan đến quá trình học tập)
  • THỦ TỤC/ĐƠN TỪ

Để gửi được các loại đơn từ có phí, sinh viên cần có số dư tương ứng với phí các loại đơn trên hệ thống FAP.

Ảnh sau đây thể hiện số dư FAP của sinh viên không đủ để gửi các loại đơn từ/thủ tục có phí.

Các bước nạp tiền vào FAP để gửi đơn từ online trên hệ thống FAP:

+ Bước 1: Vào trang FAP, mục Choose paid items (Lựa chọn các khoản nộp) > ở dòng “Tiền khác” sinh viên nhập số tiền cần nộp vào > ấn add to cart > ấn submit order

+ Bước 2: Vào trang thanh toán  https://dng.fpt.edu.vn/Invoice  lựa chọn loại thanh toán phù hợp để hoàn thành khoản phí.

+ Bước 3: Sau khi thanh toán xong tiền sẽ có trên FAP, SV lựa chọn đơn phù hợp để nộp.

Hướng dẫn chi tiết nạp số dư trên FAP gửi đơn từ online, SV xem tại link sau: HƯỚNG-DẪN-NỘP-CÁC-KHOẢN-PHÍ-TỪ-FAP

  • Gửi đơn/Xem đơn

Sau khi có số dư trên FAP, sinh viên có thể gửi các loại đơn có phí trên hệ thống

Hướng dẫn nộp đơn online:

+ Bước 1: Chọn loại đơn phù hợp với mục đích gửi đơn.

+ Bước 2: Điền thông tin họ tên, MSSV, lý do gửi đơn vào mục Purpose.

+ Bước 3: Chọn vào “Click here” để tải các mẫu đơn, giải nén file và điền thông tin vào mẫu đơn cần gửi.

+ Bước 4: Chọn nút “Chọn tệp” và chọn đến mẫu đơn đã được điền thông tin.

+ Bước 5: Chọn “Send” để gửi đơn.

Các loại đơn:

+ Đề nghị cấp bảng điểm quá trình.

+ Đề nghị chuyển ngành.

+ Đề nghị chuyển cơ sở.

+ Đề nghị chuyển từ học Võ sang học Cờ: Trường chỉ cho phép SV chuyển từ học Võ sang Cờ trong trường hợp có giấy xác nhận của bác sĩ về tình trạng sức khỏe của SV không đủ để tham gia học Võ. Khi gửi đơn, sinh viên cần đính kèm thêm giấy xác nhận của bác sĩ có mộc đỏ của bệnh viện để được Trường xem xét.

+ Đề nghị cấp giấy xác nhận tình trạng học tập: Sinh viên gửi đơn khi cần làm thủ tục đi du học.

+ Đề nghị phúc tra: sinh viên gửi đơn khi muốn được xem xét lại về điểm số bài thi của mình khi thấy điểm chưa đúng với bài làm. Nếu kết quả phúc tra thay đổi, phí làm đơn phúc tra sẽ được hoàn về tài khoản FAP của sinh viên, nếu kết quả phúc tra không thay đổi, phí phúc tra sinh viên đã nộp sẽ bị trừ.

+ Đăng ký thi cải thiện điểm: Sau khi đăng ký thi cải thiện điểm, kết quả thi lần 1 sẽ bị hủy. SV vắng thi cải thiện mặc định kết quả sẽ là 0 điểm. Sinh viên chỉ được thi cải thiện với môn học có sinh viên trượt trong kỳ thi Final exam.

+ Đề nghị gia hạn học phí: sinh viên cần gửi đơn đề nghị gia hạn học phí trước hạn hoàn thành học phí. Khi gửi đơn, sinh viên cần ghi rõ ngày cam kết nộp học phí.

+ Đăng ký thi thẩm định các môn học online: Khi SV bị fail môn học online nhưng sinh viên đã hoàn thành và có đủ chứng chỉ các Mooc của môn học online trên Coursera, sinh viên sẽ không cần phải học lại mà đóng phí thi thẩm định 1.150.000đ/1 lần thi.

Sau khi gửi đơn, sinh viên theo dõi kết quả xử lý ở mục View Application (Xem đơn)

  • Xin xác nhận sinh viên

Các loại đơn xin xác nhận sinh viên gồm: hoãn nghĩa vụ quân sự, miễn thuế thu nhập cá nhân, xác nhận vay vốn ngân hàng, xác nhận sinh viên tiếng Anh, xác nhận sinh viên tiếng Việt. Để thực hiện thủ tục này SV cũng cần nạp tiền vào FAP.

Các bước gửi đơn Xin xác nhận sinh viên

+ Bước 1: Chọn loại đơn phù hợp với mục đích gửi đơn.

+ Bước 2: Điền thông tin họ tên, MSSV, lý do gửi đơn vào mục Purpose.

+ Bước 3: Chọn vào “Download here” để tải các mẫu đơn, giải nén file và điền thông tin vào mẫu đơn cần gửi.

+ Bước 4: Chọn nút “Chọn tệp” và chọn đến mẫu đơn đã được điền thông tin.

+ Bước 5: Chọn “Send” để hoàn tất gửi đơn.

  • Bảo lưu: Có 2 hình thức bảo lưu sinh viên cần lưu ý để nộp đúng mục đích gửi đơn

+ Xin tạm nghỉ một học kỳ (Bảo lưu học kỳ): khi nộp loại đơn này, sinh viên sẽ không học bất cứ môn học nào trong kỳ, tiến độ học của sinh viên sẽ bị thay đổi. Mỗi đơn bảo lưu có thời hạn trong 4 tháng (1 kỳ). Đến hết học kỳ, nếu sinh viên có nguyện vọng bảo lưu tiếp, sinh viên cần tiếp tục đóng phí bảo lưu và gửi đơn bảo lưu cho kỳ tiếp theo.

Lưu ý: Sinh viên chỉ có thể bảo lưu tối đa 2 học kỳ liên tiếp (Mỗi học kỳ làm thủ tục bảo lưu 1 lần), thủ tục bảo lưu chỉ được thực hiện vào đầu kỳ.

+ Xin tạm hoãn tiến độ một học kỳ để học lại (Bảo lưu trả nợ môn): khi nộp loại đơn này, sinh viên sẽ không học tiếp các môn học đi của khóa ngành hiện tại mà chỉ học lại những môn đang nợ, tiến độ học của sinh viên sẽ bị thay đổi. Đơn BL này chỉ áp dụng với SV nợ môn trên 10TC

Lưu ý: Khi nộp đơn tạm hoãn tiến độ một học kỳ để học lại, nếu sinh viên không đăng ký học lại môn nào sẽ bị xếp vào diện thôi học tự nguyện.

Các bước nộp đơn Xin tạm nghỉ một học kỳ/Xin tạm hoãn tiến độ một học kỳ để học lại

+ Bước 1: Chọn vào mục Suspend one semester (Xin tạm nghỉ một học kỳ) hoặc Suspend one semester to take repeated course (Xin tạm hoãn tiến độ một học kỳ để học lại).

+ Bước 2: Điền thông tin sinh viên gồm họ tên, MSSV, sinh viên bảo lưu học kỳ hoặc bảo lưu trả nợ môn vào kỳ nào, lý do nộp đơn.

+ Bước 3: Chọn “Submit form” để gửi đơn.

  • ĐĂNG KÝ HỌC LẠI, CẢI THIỆN ĐIỂM

Để đăng ký học lại, học cải thiện, sinh viên cần có số dư trên FAP tương ứng với phí môn học.

Các bước nạp tiền để đăng ký học lại/cải thiện trên hệ thống FAP:

+ Bước 1: vào trang FAP, mục Choose paid items (Lựa chọn các khoản nộp) > Chọn môn học lại > ấn add to cart > ấn submit order

+ Bước 2: vào trang thanh toán  https://dng.fpt.edu.vn/Invoice  lựa chọn loại thanh toán phù hợp để hoàn thành khoản phí.

+ Bước 3: Sau khi thanh toán xong tiền sẽ có trên FAP, sinh viên vào mục Register to repeat a course (Đăng ký học lại) hoặc Register to improve mark  (Đăng ký học cải thiện điểm), nhập mã môn để đăng ký học lại/học cải thiện.

  • Đăng ký học lại:

Khi trượt môn (do thi không pass môn hoặc không đủ điều kiện điểm danh), sinh viên cần đăng ký học lại ngay trong kỳ nợ hoặc kỳ tiếp theo thì được hỗ trợ giảm 50% phí học lại do đăng ký học lại sớm.

Các bước đăng ký học lại:

+ Bước 1: Chọn vào mục Register to repeat a course (Đăng ký học lại), nhập mã môn học lại.

+ Bước 2: Tick vào ô vuông bên cạnh.

+ Bước 3: Chọn lớp có lịch học phù hợp với lịch học đi của sinh viên.

+ Bước 4: Chọn “Save” để hoàn tất đăng ký học lại.

Với những môn học lại chưa được mở lớp, sinh viên cần đăng ký học lại vào danh sách chờ Wishlist ngay trong kỳ nợ hoặc kỳ tiếp theo để được giảm 50% phí học lại môn. Khi đăng ký vào danh sách chờ Wishlist, khi có lớp học lại Phòng đào tạo sẽ tự động add lịch học cho sinh viên.

Ví dụ: Sinh viên nợ môn ở kỳ FA20, sinh viên cần đóng phí học lại ngay trong kỳ FA20 hoặc kỳ tiếp theo SP21 sẽ được giảm 50% phí học lại do đăng ký học lại sớm. Nếu sinh viên không đóng phí học lại trong kỳ FA20 và SP21 và cũng không đăng ký môn học lại vào danh sách chờ Wishlist, khi học lại từ kỳ SU21 trở đi, sinh viên sẽ phải đóng phí học lại 100%.

Lưu ý: Kỳ nợ để xét giảm 50% phí học lại sẽ được tính theo kỳ nợ gần nhất của sinh viên, không xét là môn học đi hay học lại.Khi môn nợ chưa được mở lớp ngay trong kỳ nợ hoặc kỳ tiếp theo, nếu sinh viên không đăng ký môn học lại vào danh sách chờ Wishlist thì phí học lại là 100%.

  • Danh sách các môn học lại chờ xếp lớp

Sau khi đăng ký môn học lại vào Wishlist, sinh viên có thể kiểm tra danh sách các môn đang chờ xếp lớp tại mục Danh sách các môn học lại chờ xếp lớp

  • Đăng ký học cải thiện điểm:

Với những môn học sinh viên đã pass, nhưng có nguyện vọng học cải thiện để nâng cao điểm số, sinh viên cần nộp đơn học cải thiện điểm, phí học cải thiện điểm là 50% phí học lại môn.

Lưu ý: Khi học cải thiện, kết quả học lần 1 của sinh viên sẽ bị hủy, kết quả môn học sẽ được tính theo lần học cải thiện.

Các bước đăng ký học cải thiện điểm:

+ Bước 1: Chọn vào mục Register to improve mark  (Đăng ký học cải thiện điểm), nhập mã môn học cải thiện điểm.

+ Bước 2: Tick vào ô vuông bên cạnh.

+ Bước 3: Chọn lớp có lịch học phù hợp với lịch học đi của sinh viên.

+ Bước 4: Chọn “Save” để hoàn tất đăng ký học cải thiện.

  • Hủy đăng ký học

Khi đã đăng ký môn học lại/cải thiện, nếu sinh viên tự ý hủy đăng ký tại mục Cancel registration (Hủy đăng ký học) thì phí học lại/cải thiện sẽ bị trừ 50% số tiền đã nộp. Khi có nguyện vọng hủy đăng ký, sinh viên cần liên hệ Phòng đào tạo để được xem xét.

  • Đăng ký môn học đi chậm kỳ

Những môn học sinh viên chưa được học đi đúng kỳ do bị điều kiện tiên quyết thì sẽ gọi là môn học đi chậm kỳ. Với môn học đi chậm kỳ sinh viên sẽ không phải đóng học phí môn.

Lưu ý: Với những môn chậm kỳ, Phòng Đào tạo sẽ không add lớp môn chậm kỳ cho sinh viên mà sinh viên phải chủ động theo dõi kế hoạch học tập học kỳ để đăng ký học sau khi có lịch học đi.

Vào mỗi đầu kỳ, Phòng Đào tạo sẽ thông báo Kế hoạch học tập học kỳ, SV theo dõi kế hoạch học kỳ ở mục News để đăng ký các môn chậm kỳ hoặc môn học lại (nếu có).

+ Bước 1: Chọn vào mục Register extra courses (Đăng ký môn học đi chậm kỳ), nhập mã môn học chậm kỳ.

+ Bước 2: Tick vào ô vuông bên cạnh.

+ Bước 3: Chọn lớp có lịch học phù hợp với lịch học đi của sinh viên.

+ Bước 4: Chọn “Save” để hoàn tất đăng ký môn chậm kỳ.

  • INFORMATION ACCESS (Tra cứu thông tin)
  • Lịch học:

Tại mục University timetable (Lịch học), sinh viên sẽ xem được lịch học được chia theo nhóm môn học.

  • Biểu học phí

Tại mục Tuition fee per course (Biểu học phí), sinh viên có thể xem được phí học lại của các môn học. Lưu ý: Đây là phí học lại theo môn được tính theo diện trượt môn học lại, không quy đổi từ học phí kỳ.

  • Thời khóa biểu từng tuần

Tại mục Weekly timetable (Thời khóa biểu từng tuần) để xem lịch học, sinh viên nhấp vào mục tuần như ảnh để chọn tuần cần xem.

Lịch học sẽ bao gồm các thông tin: slot học, ngày học, môn học, phòng, trạng thái học attended/absent.

Ví dụ trên ảnh: lịch học tử ngày 19/10/2020 – 25/10/2020. Sinh viên có lịch học vào thứ 2 ngày 19/10/2020 môn LAB211 tại phòng B219 vào Slot 2 (attended); môn DBI202 tại phòng B219 vào Slot 3 (attended).

Thông tin các slot học:

+ Slot 1: 7:00 – 8:30                                                   + Slot 4: 12:45 – 14:15

+ Slot 2: 8:45 – 10:15                                                 + Slot 5: 14:30 – 16:00

+ Slot 3: 10:30 -12:00                                                 + Slot 6: 16:15 – 17:45

  • Lịch học các môn theo phương pháp BLOC trong kỳ

Sinh viên xem hướng dẫn chi tiết môn học theo phương pháp BLOC  tại link sau: KHGD_HD HOC BLOC_CPP101b_FA20

  • Xem thời khóa biểu của một lớp

Tại mục University timetable (Lịch học), sinh viên sẽ xem được lịch học được chia theo lớp.

  • Xem lịch thi

Sinh viên theo dõi lịch thi tại mục View exam schedule (Xem lịch thi), khi có lịch thi mới biểu tượng “New” như ảnh sẽ được hiển thị.

Thông tin lịch thi gồm:

+ Subject Code: Mã môn thi.

+ Subject Name: Tên môn thi.

+ Date: Ngày thi.

+ Room No: Phòng thi.

+ Time: Thời gian thi.

+ Exam Form: Hình thức thi (Thực hành/ Thi máy/ Thi giấy)

+ Exam: Loại kỳ thi Resit exam (Thi lại), Midterm exam (Thi giữa kỳ), Final exam (Thi cuối kỳ).

+ Date of publication: Ngày dự kiến công bố điểm thi. (Lưu ý: đây là ngày dự kiến công bố điểm thi, không phải ngày thi)

  • Xem đề cương môn học

+ View Curriculums and Syllabuses: khung chương trình của các ngành học.

+ Show Learning Path of Subject: những môn tiên quyết của môn học.

Ngoài ra, sinh viên có thể đăng nhập bằng mail Trường cấp để xem được syllabuses của các môn học. (Syllabus môn học sẽ thể hiện được khái quát kiến thức môn học, các thành phần điểm và điều kiện để pass môn học)

  •  Feedback (Ý kiến)

Sau khoảng 2/3 thời gian các môn học bắt đầu, Nhà Trường sẽ mở Feedback để lấy ý kiến của sinh viên về việc giảng viên, môn học để nâng cao chất lượng giảng dạy.

Sinh viên chưa hoàn tất việc đánh giá sẽ hiển thị dòng thông báo như ảnh khi đăng nhập vào hệ thống FAP. Sinh viên chỉ được truy cập và sử dụng các chức năng khác trên hệ thống khi đã hoàn tất việc feeedback các môn học.

  •  REPORT (Báo cáo)
  • Attendance report (Báo cáo điểm danh)

Tại mục Attendance report (Báo cáo điểm danh), sinh viên có thể theo dõi được thông tin điểm danh của mình ở các môn học.

Ví dụ trên ảnh: Ở kỳ FA20, sinh viên học các môn ECO102, CHN111, ELI401, ELT401, MNL101.

Ở môn ECO102 vào ngày 14/09/2020 sinh viên vắng (absent), ngày 16/09/2020 sinh viên có mặt (present).

Lưu ý: Cuối mục điểm danh của mỗi môn có thống kê phần trăm số buổi sinh viên đã vắng, nếu sinh viên vắng VƯỢT QUÁ 20% thì sẽ không đủ điều kiện dự thi kết thúc môn và BẮT BUỘC PHẢI HỌC LẠI.

  • Mark Report (Báo cáo điểm)

Tại mục Mark Report (Báo cáo điểm), sinh viên có thể xem được điểm quá trình (điểm thành phần) chi tiết của từng môn học trong kỳ.

  • Academic Transcript (Báo cáo điểm)

Tại mụcAcademic Transcript (Báo cáo điểm), sinh viên có thể xem được tổng quát quá trình học tập ở các kỳ.

Thông tin bảng báo cáo điểm gồm:

+ No: Cột đánh số thứ tự.

+ Term: Kỳ học mỗi sinh viên sẽ học 9 học kỳ, không kể giai đoạn rèn luyện tập trung và TACB.

+ Semester: Kỳ học (Spring, Summmer, Fall). Dựa vào cột Semester, sinh viên có thể biết được môn fail (nếu có) ở kỳ nào để tính áp dụng giảm 50% phí học lại môn do đăng ký học lại sớm.

+ Subject Code: mã môn học.

+ Prerequisite: môn điều kiện tiên quyết là môn sinh viên phải pass môn hoặc có điểm trung bình môn từ 4.0 trở lên (tùy theo quy định môn học) thì mới có thể tiếp tục học môn sau.

+ Replaced Subject: môn thay thế.

+ Subject Name: tên môn học.

+ Credit: số tín chỉ của môn học.

+ Grade: điểm trung bình của môn học.

+ Status: Not passed (trượt môn); Not started (môn chưa học hoặc môn chậm kỳ); Passed (qua môn); Studying (môn đang học).

  • Curriculum (Khung chương trình)

Tại mục Curriculum (Khung chương trình), sinh viên có thể xem được các môn học trong mỗi kỳ.

  • Student Fee (Tra cứu học phí đã nộp theo kỳ)

Tại mụcStudent Fee (Tra cứu học phí đã nộp theo kỳ), sinh viên có thể xem lại phí học kỳ đã nộp.

  • OTHERS (Khác)
  • Student Profile

Mục Student Profile thể hiện đầy đủ thông tin của sinh viên, trạng thái học, chuyên ngành học, các quyết định liên quan đến sinh viên như QĐ công nhận sinh viên, QĐ chuyển ngành, bảo lưu, thôi học (nếu có),…

  • Xem thông tin về học kỳ, phòng

MụcView semesterroom ( Xem thông tin về học kỳ, phòng) sẽ thể hiện được ngày bắt đầu, ngày kết thúc của các kỳ học, thông tin các phòng học.

  • Report điểm phong trào

Các bước xuất file điểm phong trào:

+ Bước 1: Chọn học kỳ cần xuất bản điểm phong trào.

+ Bước 2: Chọn vào nút “Export”.

+ Bước 3: Chọn vào nút “Download” để tải file.

  •  Regulations (Các quy định)

Sinh viên có thể xem quy định của Nhà Trường  và quy định Ký túc xá tại mụcRegulations…Dormitory regulations (Nội quy KTX).

  •  Courses on FPTU-Coursera
  • Ask mentor

Với các môn học online trên Coursera, khi có vấn đề cần hỗ trợ sinh viên có thể hỏi Mentor Phòng Đào tạo tại mục Ask mentor, sinh viên cần nhập mã môn học cần giải đáp thắc mắc, tiêu đề, nội dung thắc mắc và đính kèm file, ảnh (nếu có).

  • View answer

Sau khi gửi nội dung thắc mắc cho Mentor Phòng Đào tạo, sinh viên theo dõi câu trả lời tại mục View answer.

  • Submit certificates

Sau khi nhận được chứng chỉ mỗi Mooc trên Coursera, sinh viên cần nộp link chứng chỉ lên trang FAP, để Phòng đào tạo xét điều kiện dự thi final cho sinh viên.

Để nộp chứng chỉ lên FAP

+ Bước 1: Sinh viên truy cập FAP, chọn mục Submit certificates,

+ Bước 2: Đăng nhập mail Trường cấp.

+ Bước 3: Chọn vào mục “Certificates”.

+ Bước 4: Copy link chứng chỉ vào các tên Mooc tương ứng.

+ Bước 5: Chọn “Save” và kiểm tra lại chứng chỉ ở biểu tượng hình mắt bên cạnh.

Chi tiết hướng dẫn nộp chứng chỉ sinh viên xem tại mục Certificate submission guideline.

  • Thông tin liên hệ các phòng ban

Sinh viên có thể liên hệ các phòng ban của Trường qua thông tin được hiển thị ở cuối trang FAP khi có vấn đề, thắc mắc cần được hỗ trợ.

Hỏi và đáp